Các chất liệu vải cao cấp

Trên thị trường hiện nay phổ biến các chất liệu vải cao cấp may mặc như Cotton, CVC, Kate… Có thể bạn chưa biết ý nghĩa và quy trình sản xuất của chúng như thế nào? Nếu bạn quan tâm đến vải và thời trang thì hãy khám phá ngay bài viết của chúng tôi nhé. Nội dung bạn sẽ tìm thấy trong danh mục của chúng tôi bao gồm: tên các loại vải, đặc điểm của chúng, quy trình sản xuất và ưu nhược điểm.

Các chất liệu vải cao cấp được ưa chuộng sử dụng phổ biến

Các chất liệu vải cotton kaki cao cấp

Các chất liệu vải cao cấp0

Chất liệu vải cotton

Cotton là loại vải được dệt chủ yếu từ sợi bông. Với đặc tính nhẹ, độ thấm hút, co giãn và độ bền cao… Vải thun cotton, vải thun xốp là chất liệu vải được lựa chọn nhiều nhất để may đồng phục. Từ đồng phục học sinh cho đến đồng phục công sở; đồng phục nhà bếp; đồng phục bác sĩ – y tá,…

Phân loại sợi bông:

  • Bông cỏ Châu Á (Gossypium Arboreum L): Có nguồn gốc từ Châu Á. Hiện nay, một số tỉnh miền Bắc nước ta như Lào Cai, Yên Bái… vẫn còn trồng giống cây này.
  • Bông cỏ Châu Phi (Gossypium Herbaceum L): Sinh ra ở Châu Phi và một vài nước Châu Á có khí hậu khắc nhiệt.
  • Bông Luồi Châu Mỹ (Gossypium Hirsutum L): 90% diện tích được trồng ở Châu Mỹ.
  • Bông Hải Đảo: (Gossypium Barbadense L): Được phân bổ ở một số khu vực như Nam Mỹ và Bắc Phi.

Cách phân biệt vải Cotton:

  • Sử dụng giác quan: Vải cotton sẽ rất dễ gấp nếp và bị nhăn sau khi vò. Sờ vào không có cảm giác lạnh như những loại vải khác,
  • Áp dụng phương pháp nhiệt học: Vải khi đốt sẽ có lửa màu hồng, khói có màu xám, khi cháy xong không bị vón cục.
  • Nhận biết bằng độ thấm nước: Vải thấm rất nhanh và đều. Cực kì nhanh khô.

Chất Liệu Vải Kaki

Là loại vải được dệt từ các sợi tự nhiên hoặc là các sợi tổng hợp dệt chéo với nhau. Có độ cứng và dày hơn nên phần lớn được sử dụng may đồng phục công sở, đồng phục quán cafe. Ngoài ra, vải kaki hiện được dùng phổ biến để may quần ống đứng hoặc áo sơ mi nam.

Nguồn gốc vải Kaki:

Thế kỉ XIX, vải kaki ra đời tại Ấn Độ với mục đích giúp quân lính thoải mái hơn khi chiến đấu. Ưu điểm của kaki chính là thoáng khí cực tốt, mềm, mịn và thường có màu nâu nhạt tự nhiên. Về sau, kaki trở nên phổ biến với Anh quốc, từ đó lan rộng khắp thế giới.

Phân loại vải Kaki:

Vải Kaki được chia thành 2 nhóm: Vải thun và vải không thun.

  • Vải Kaki thun: Được pha thêm sợi Spandex nhằm giúp cho sợi vải co giãn và mặc thoải mãi hơn. Đây cũng là một trong các loại vải may đầm, chân váy, áo vest….
  • Vải Kaki không thun: Vải có đặc điểm là ít nhăn, có độ cứng cao. Thường dùng để may quần tây nam tạo form đứng.

Cách phân biệt vải Kaki:

  • Nhận biết vải Kaki thun và không thun: Có thể phân biệt bằng cách dựa vào độ dày của vải. Loại vải vừa có độ mềm và mỏng cao thì đó là Kaki thun; dày và cứng chính là Kaki không thun.
  • Vải Kaki Polyester và Kaki cotton: Bạn có thể đốt vải để kiểm tra, nếu là Kaki Cotton sẽ cho ngọn lửa vàng, tro sẽ tàn hết không vón cục. Còn Kaki PE sẽ có mùi thơm nhẹ, bị vón cục.

Các chất liệu vải len vải lụa cao cấp

Các chất liệu vải cao cấp 1

Vải len

Là loại vải được làm từ lông động vật như cừu, dê… Trong đó lông cừu là loại được sử dụng phổ biến nhất. Thành phần chính của sợi len là Keratin hay còn gọi là xơ len chiếm đến hơn 90%, ngoài ra còn có các loại phụ phẩm để chống nấm mốc. Bên cạnh vải len làm từ sợi tự nhiên thì nó còn được làm từ sợi tổng hợp PAC, nhưng loại này thì không được sử dụng phổ biến.

Sau khi xơ len được thu thập rồi loại bỏ các tạp chất tiếp theo sẽ đem xe thành sợi để dệt vải. Để tránh còn mùi của động vật thì xơ len được làm sạch rất kỹ, bằng cách đun xơ trong các dung dịch hóa chất đậm đặc. Một số nước chuyên sản xuất phải len như: Úc, Mỹ, Argentina, Newzealand….

Ưu điểm:

  • Vải có chất liệu mềm mại, ít nhăn, sử dụng thấy thoải mái.
  • Có độ co giãn và đàn hồi lớn.
  • Khả năng hút ẩm cao.
  • Có khả năng cách nhiệt, cách điện tốt.
  • Khó bị cháy.
  • Dễ dàng khi nhuộm.

Nhược điểm

  • Gặp môi trường kiềm dễ bị hư hỏng.
  • Dễ bị ám mùi.
  • Giặt lâu khô.

Vải lụa

Vải được dệt từ những sợi tơ tằm thật, tạo cảm giác rất thoải mái và dễ chịu khi mặc, rất khác biệt so với các loại vải công nghiệp như vải thun cotton, vải thun poly, vải kaki,…. Để làm ra vải lụa, người ta phải trải qua công đoạn nuôi tằm, lấy kén tằm. Từ thời xa xưa, vải lụa tơ tằm đã được coi là chất liệu vải cao cấp, thường dành cho vua chúa.

Đặc điểm của vải lụa

  • Tính cơ học: Có độ co giãn ở mức trung bình kém.
  • Tính chất Vật Lý: Mặt cắt ngang của sợi có hình tam giác hoặc là hình tròn, khi có ánh sáng chiều vào vải có độ óng ả và cảm giác sờ mềm mịn.
  • Đặc tính hóa học: Khả năng dẫn điện và nhiệt kém

Phân loại vải Lụa

  • Lụa tơ tằm: Được dệt hoàn toàn từ sợi tơ của con tằm.
  • Lụa satin: Để tạo ra được loại vải Satin cũng dựa theo liên kết sợi ngang dọc nhưng số lượng sợi ngang sẽ nhiều hơn sợi dọc.
  • Lụa cotton: Là chất liệu được làm từ sợi bông và sợi tơ tằm kết hợp.
  • Lụa Twill: Có độ dày cao hơn thông thường, đặc biệt hai bề mặt của vải khác nhau.
  • Lụa 2 da: Được ta ra tự sợi tơ tằm và sợi Visco. Khi có ánh sáng chiếu vào loại vải này sẽ hiện màu sáng sặc sỡ và bắt mắt.
  • Lụa gấm: Là loại lụa được thêu lên bề mặt các loại hoa văn khác nhau trong quá trình dệt vải.
  • Lụa Damask Silk: Cũng được dệt tương tự như vải Satin, nhưng các sợi ngang và dọc đồng đêu hơn, các loại hoa văn cũng được tạo ra từ quá trình dệt sợi.
  • Lụa đũi: Được dệt từ các loại sợi dư thừa và có chất lượng thấp hơn từ các loại tơ tằm. Loại này dù bên ngoài hơi thô nhưng lại có độ bóng nhẹ, rất thích hợp làm áo vest.

Các chất liệu vải thô vải voan cao cấp

Các chất liệu vải cao cấp 2

Vải thô

Là loại được dệt từ các loại sợi tự nhiên, khi dệt vải phải có đặc điểm trơn phẳng và mộc mạc, Khi sử dụng có cảm giác thô sơ đặc biệt là nó hơi cứng. Hiện là một trong những nhóm vải có nhu cầu sử dụng cao trên thị trường. Vải thô có không gian 4 chiều, bề mặt mịn, mặt vải thấm nước nhanh. Được sử dụng nhiều cho phụ nữ.

Ưu điểm:

  • Có khả năng thấm hút tốt.
  • Có tính năng chống được tia UV.
  • Vải dễ tỏa nhiệt.
  • Vải khá phẳng mịn, mềm và mát tay khi sờ.
  • Khả năng nhuộm và in mau tốt.

Nhược điểm

  • Có độ cứng cao.
  • Nhìn thô sơ, mộc mạc không sang trọng như một số loại khác.

Vải voan

Đây là loại vải được làm từ sợi nhân tạo nhưng mang nhiều đặc tính của vải tự nhiên như mềm mại, nhẹ nhàng tạo cảm giác rất thân thiện và thoải mái khi sử dụng. Ngoài ra, nó còn được biết đến với tên gọi vải Chiffon.

Đặc điểm của Voan

  • Vải không bị nhàu trong khi sử dụng.
  • Mặc cảm thấy mát mẻ vào mùa hè.
  • Kiểu dáng, màu sắc đa dạng.
  • Vải tương đối mỏng.
  • Vải khá dễ bị bám bẩn khi sử dụng.
  • Khó thiết kế hơn so với một số loại vải khác như vải Cotton, vải thun xốp, Kaki, kate…

Các loại vải thun nỉ vải jeans cao cấp

Các chất liệu vải cao cấp 3

Vải pe

Vải pe đặc điểm của vải là bền, chắc, không bị co nhăn. Hầu hết được sản xuất từ các nước Châu Á trong đó có Việt Nam.

Quy trình sản xuất vải pe:

Bước 1: Cán bông

Quá trình tạo ra sợi làm vải Jean cũng qua các bước tương tự vải Cotton. Nhưng sau khi tạo thành các sợi cotton thì những sợi này được xoắn lại, rồi đem đi nhuộm màu thành các màu xanh đặc trưng.

Bước 2: Dệt vải Jeans

Sau khi các sợi bông được nhuộm xong thì chúng được đem đi để nhúng qua một lớp keo mỏng, điều này nhằm tăng cường độ bền và độ cứng cho sản phẩm. Sau khi sợi đã đảm bảo thì tiến hành dệt vải, các sợi jean sẽ được dệt thành những tấm vải lớn, sau khi dệt xong sẽ loại những phần sợi dư thừa giúp cho vải đảm bảo phần bề mặt phẳng và mượt.

Khác với các loại sợi khác sau khi dệt sẽ đem đi nhuộm thì vải Jean vì đã được nhuộm trước nên vải sẽ đem đi cắt và may thành các bộ trang phục luôn. Ngày nay vải jean được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là đối với giới trẻ.

Vải nỉ

Vải nỉ hay vải nỉ bông là loại vải rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây, đặc biệt là những nước có thời tiết se lạnh. Nó có đặc tính giữ ấm rất tốt vì được bao phủ bởi một lớp lông mịn và tươi mới. Vải nỉ là sự kết hợp giữa vải thông thường và len, bên ngoài được phủ một lớp lông ngắn, khi sờ vào sẽ có cảm giác mềm và mịn. Khi sử dụng mặc vào sẽ rất ấm.

Ưu điểm của vải nỉ:

  • Chất vải khá mềm mịn và không bị xù lông.
  • Có khả năng thấm nước tốt
  • Đa dạng tất cả về màu sắc cũng như về kiểu dáng.

Nhược điểm của vải nỉ:

  • Dễ dàng hấp thụ.
  • Nhanh bẩn.
  • Khi sử dụng có cảm giác nóng và hơi căng.

 

5/5 - (4 bình chọn)

Các chất liệu vải cao cấp bền - Chất liệu vải an toàn đẹp