Vải interlock

Vải thun interlock đang xuất hiện và “làm mưa làm gió” trên thị trường vải hiện nay. Chính sự phát triển ngày một mạnh mẽ của các công nghệ dệt cùng sự ra đời của những chất liệu mới là tiền đề cho các loại vải ngày càng xuất hiện đầy mới mẻ.

Không chỉ còn vải thun, vải lanh,…ngày nay, ngày càng có nhiều người yêu thích tính chất của dòng vải thun interlock.

Vậy thực chất sản phẩm vải này có điều gì đặc biệt? Chúng được ứng dụng vào may mặc như thế nào? Để trả lời rõ câu hỏi này hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay trong những thông tin dưới đây nhé!

Tiểu hiểu chi tiết về vải thun interlock

Vải thun interlock là loại vải gì?

Vải interlock 9

 

Interlock là cụm từ dùng để chỉ các loại vải được dệt theo công nghệ interlock, là phương pháp dệt cải tiến của vải thun RIB(Vải thun borip, vải gân). Vải được dệt từ 2 cây kim đan, nhằm tạo ra những đường sườn nổi và những rãnh chìm, 2 đường này sẽ xen kẽ nhau chạy suốt chiều dài của tấm vải, điểm khác của nó với vải thun RIB là ở chỗ sườn và rãnh chìm rất mảnh và mịn và cả 2 mặt vải đều đều mặt phải giống nhau.

Đặc biệt, để tăng độ co giãn cho vải thun interlock, khi dệt người ta pha thêm sợi spandex để tăng đàn hồi, giúp cho vải có thể co giãn được 2 chiều, 4 chiều.

Đặc điểm nổi bật của vải thun interlock là gì?

vải interlock 8

 

Là một trong số ít những loại vải đặc biệt, có chất lượng tốt, dày, mịn hơn các loại vải thun thông thường, vải thun interlock được nhiều người yêu thích và lựa chọn trong may mặc bởi các tính chất như:

  • Kết cấu vải chắc chắn, dày hơn vải thun Jersey thông thường nên thích hợp may trang phục công sở.
  • Vải Interlock không bị quăn mép nên dễ dàng trong các thao tác cắt may và ứng dụng tốt vào các mẫu quần áo.

Tùy theo yêu cầu và mục đích sử dụng, người ta có thể dùng các thành phần sợi khác nhau để dệt vải thun Interlock. Chúng có thể bao gồm các sợi thiên nhiên như: len, gai dầu, lụa, lanh hoặc sợi nhân tạo như: polyester, modal, acetate, nylon,….

Kiểu dệt interlock là gì?

Vải interlock 7

 

Kiểu dệt interlock là một dạng kiểu dệt mới phát triển trong vài năm trở lại đây, có thể được hiểu là dạng cải tiến của phương pháp dệt vải thun RIB nhưng vải mềm mịn hơn và có 2 mặt hoàn toàn giống nhau.

Kiểu dệt interlock được xem là kiểu dệt kim đan ngang(Weft Knitting) đặc biệt, bao gồm một vòng(wales) vuông gốc với hàng vòng(Course) của sợi. Các cột vòng phải của lớp vải này sẽ che khít hoàn toàn cho các cột vòng phải của lớp kia, vì vậy mà vải interlock có 2 mặt hoàn toàn giống nhau.

Ứng dụng của vải thun interlock

Vải interlock 6

 

Chất vải thun interlock khá dày dặn, độ bền cao nên được sử dụng để may quần áo thời trang, đồ thể thao, trang trí nội thất,… Dưới đây là những ứng dụng phổ biến của nó:

  • May đồ thể thao: Vải interlock làm từ vải polyester như vải thun poly có khả năng thoát ẩm nhanh, bề mặt vải đẹp nên được sử dụng phổ biến để may quần áo thể thao như: Đồ đá banh, đồ bơi, đồ tập gym,…
  • May quần áo thời trang nữ: Vải có bề mặt trơn bóng, thẩm mỹ cao nên rất thích hợp sử dụng để may quần áo thời trang, đầm váy cho nữ.
  • May đồng phục: Tận dụng lợi thế vải đẹp, hình in trên vải sắc nét, nên người ta còn sử dụng vải thun interlock để may áo đồng phục nhân viên, đồng phục quảng cáo, sự kiện,…
  • May đồ trẻ em: Vải interlock còn được sử dụng để in hình game, hoạt hình, hay hình in ngộ nghĩnh để may đồ cho trẻ em.
  • Trang trí nội thất: Trong lĩnh vực trang trí nội thất, vải interlock được sử dụng chủ yếu để may chăn drap gối đệm, rèm cửa, bọc ghế,…

Một số lưu ý và ưu nhược điểm khi sử dụng vải

Ưu điểm của vải interlock

Vải interlock 5

 

  • Độ bền cao: Vải được dệt liên kết chặt chẽ giúp cho bề mặt vải được dày hơn, chống được sự bào mòn. Không những thế vải còn có tuổi thọ rất cao, những sản phẩm may mặc được làm từ vải Interlock có thể vẫn luôn trông như mới sau một thời gian dài sử dụng. Ngoài ra dù vải có bị kéo căng thì cũng sẽ không bị rách hay sờn.
  • Độ thấm hút cao: Vải Interlock được dệt từ các sợi cotton cho ra những thành phẩm hút nước tốt. Vì vậy giúp cho khả năng thấm hút mồ hôi là rất cao, giúp người mặc luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
  • Độ đàn hồi cao: Vải co giãn rất tốt, và khi kéo chúng giãn ra thì vải có thể trở về được hình dạng ban đầu. Vì vậy, vải được đánh giá là có độ đàn hồi hoàn hảo.
  • Độ thoáng khí cao: Mặc dù vải Interlock dày hơn những loại vải khác, nhưng độ thoáng khi của vải vẫn được cho là rất cao. Nhờ vào ưu điểm này mà vải được dùng để may các loại áo quần thể thao.
  • Vải không bị cong: Nhờ vào công nghệ dệt Interlock mà mép vải không hề bị cong lên cho dù đã bị cắt. Điều này là một lợi thế đối với các thợ may, nó giúp cho họ dễ dàng hơn trong việc may vá.
  • Giá cả phải chăng: Đây là một loại vải có giá thành không cao, mặc dù có rất nhiều ưu điểm vượt trội nhưng nhìn chung giá phải ở mức độ vừa phải, ai cũng có thể sử dụng được.
  • Bề mặt vải mịn: So với những loại vải được dệt từ sợi cotton khác, vải Interlock có bề mặt mịn hơn, giúp cho người mặc không cảm thấy bị thô ráp và tạo được sự dễ chịu nhất định.

Nhược điểm của vải interlock interlocking là gì?

Vải interlock 4

 

  • Vải có một nhược điểm đó là cần một lượng thuốc nhuộm lớn hơn so với các loại vải khác. Lý do đó là vì bề mặt vải Interlock có cấu trúc lớn hơn nên khi nhuộm cần phải có một lượng thuốc lớn mới có thể che phủ toàn bộ bề mặt vải.
  • Vải sẽ bị co rút lại nhiều sau khi giặt, nhưng thường chỉ đối với lần giặt đầu tiên. Chính vì vậy trước khi may một sản phẩm nào đó bằng vải Interlock, cần phải giặt vải trước một lần để xem sự co rút của nó rồi mới tiến hành may.
  • Không có khả năng thấm hút mồ hôi: Nên mặc lâu sẽ có cảm giác nóng bức, nếu như khắc phục được nhược điểm này thì vải interlock sẽ trở thành lựa chọn hoàn hảo nhất.

Lưu ý khi sử dụng vải có kiểu dệt interlock

Vải interlock 3

 

  • Giặt với nước lạnh: Nước nóng có thể làm thay đổi tính chất của sợi cotton, chính vì vậy tốt nhất vải nên được giặt với lạnh.
  • Giặt nhẹ: Đối với vải dệt kim, không nên giặt quá mạnh tay. Điều này sẽ làm cho bề mặt vải dễ bị xù lông và tránh được thực trạng co rút của vải.
  • Lộn trái trước khi giặt: Để đảm bảo được bề mặt vải luôn được mềm mại, tốt nhất chúng ta nên lộn trái áo quần trước khi giặt.
  • Không ngâm quá lâu với chất tẩy: Không chỉ đối với vải Interlock, mà tất cả các loại vải khác cũng không nên ngâm lâu với chất tẩy. Mặc dù chất tẩy sẽ giúp cho vải được sạch hơn, nhưng nếu quá lạm dụng, vải sẽ nhanh bị sờn màu và bị chất tẩy bào mòn, làm mất đi tuổi thọ vốn có của vải.

Bảo quản vải thun interlock như thế nào cho đúng?

vải interlock 2

 

Chất liệu vải interlock có độ bền rất cao ít bị ảnh hưởng bởi tác nhân lý hóa. Tuy nhiên, để sản phẩm may bằng vải thun interlock luôn mới thì các bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Vải không thấm nước như vải tằm ướt hay các loại vải khác nên hạn chế ngâm hoặc giặt lâu, không nên vắt khô hay sử dụng máy sấy sẽ khiến vải màu sờn.
  • Không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh, tránh phơi dưới nắng gắt sẽ khiến vải nhanh bị sơ cứng.
  • Nên phân loại vải màu đậm và vải màu nhạt khi giặt để tránh lem màu.
  • Vải không bị nhăn nên không cần phải ủi.

Mua vải thun interlock interlock polyester giá sỉ

Trên đây là những chia sẻ về vải thun interlock loại vải thun đang rất được ưa chuộng hiện nay. Đặc biệt, đây là sự lựa chọn hàng đầu để may đồ thể thao, đồng phục cho các chương trình hội nghị, sự kiện, quảng cáo,… Để sở hữu cho mình loại vải chất lượng thì Vinafabric chính là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với Vinafabric qua Hotline 0909 979733 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

5/5 - (5 bình chọn)

Vải interlock có đặc điểm là gì - Thun interlock ưu nhược điểm