Vải thun pe

Vải thun pe là gì? Đặc điểm nhận biết

Vải thun pe là vải gì?

vt pe 4

Vải PE(còn được gọi là: Vải SU,SU Fa) là chất liệu vải được dệt từ 100% sợi Polyester nhân tạo gần gióng với vải thun Poly, có nguồn gốc từ dầu mỏ. Để tạo ra chất liệu dệt vải mới này, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều phản ứng hóa học khác nhau giữa Acid và rượu, trong phản ứng này, hai hoặc nhiều phân tử kết hợp với nhau để tạo ra một phân tử lớn có cấu trúc lặp đi lặp lại trong suốt chiều dài, tạo thành cấu trúc sợi polyester hoàn chỉnh. Về cơ bản thì sợi thun PE khá thô và nóng, vì thế, khi dệt vải người ta pha thêm 3-5% sợi spandex để tăng thêm độ đàn hồi và mềm mại cho vải.

Đặc điểm cách nhận biết áo vải thun pe

Vải thun pe 3

Đặc điểm:

  • Giá thành rẻ, màu sắc hình in trên vải đẹp nên được sử dụng rất phổ biến để may quần áo thời trang, đồ thể thao.
  • Vải PE có nhiều đặc điểm nổi bật như: Bề mặt vải sáng bóng, sờ tay vào sẽ có cảm giác mềm mại dễ chịu.
  • Vải có lông nhỏ trên bề mặt vải, có khả năng đàn hồi, chống nhăn, chống co rút, bám bẩn cực kỳ tốt
  • Vải thun PE có khả năng cầm màu rất tốt nên các nhà sản xuất, in ấn rất yêu thích sử dụng loại vải này.
  • Đồng thời, vải PE cũng có khả năng thoát ẩm tốt, mau khô, phù hợp sử dụng để may quần áo thể thao.
  • Khả năng chống nước của vải PE rất tốt, có khả năng hấm thụ dầu, chống cháy nên còn được sử dụng để may đồ bảo hộ.

Cách nhận biết :

Nhìn sơ qua vải PE rất giống các loại vải cotton khác nên nó còn được gọi là vải giả cotton. Dưới đây là một số đặc điểm để bạn nhận biết:

  • Nhận biết bằng cảm giác: Vải PE 100% có bề mặt trơn bóng, soi kỹ sẽ thấy có lông nhỏ trên bề mặt, sờ vào có cảm giác hơi nóng, vải không bị nhăn khi vò nhẹ.
  • Nhận biết bằng lửa: Thử đốt một mẫu nhỏ vải PE thì bắt lửa kém, cháy yếu, mụi than vón cục, có mùi khét của nhựa cháy, tro không tan.
  • Nhận biết bằng nước: Thử nhỏ một vài giọt nước lên bề mặt vải, nếu như nước thấm chậm hoặc không thấm, vò nhẹ không nhàu thì đúng là vải PE.

Ứng dụng của vải thun 4 chiều vải thun cá sấu pe

Ưu nhược điểm vải thun pe pe 4 chiều

Vải thun pe 2

Ưu điểm:

Loại vải này được nhiều người ưa chuộng vì nó có những ưu điểm tuyệt đối sau:

  • Vải PE dày dặn, có khả năng chống thấm nước, chống cháy cao
  • Độ co dãn không cao, không nhăn chính vì thế nó thách thức mọi vấn đề về thời gian chắc chắn như vải interlock. Thông thường các loại vải khác thường hay bị dãn ra, bị nhăn nhúm lại khi sử dụng trong thời gian dài. Vải PE hoàn toàn khắc phục được những ưu điểm ấy.
  • Vải PE rất bền màu theo thời gian . Do cấu tạo hóa học giữa các sợi vải có tính chất riêng nên độ bền của màu cao. Được nhiều người ưa dùng để may đồng phục.
  • Khả năng chống thấm nước tốt. Bề mặt các sợi vải được cấu tạo sát gần nhau tạo thành lớp màn chống thấm nước rất tốt. Chính vì thế Vải PE còn được sử dụng làm túi ngủ hay lều bạt.
  • Một nguyên nhân quan trọng khiến Vải PE được sử dụng hết sức phổ biến đó là do giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại vải khác.
  • Nhất là ở một nước có thu nhập bình quân đầu người không cao như Việt Nam thì việc Vải PE được ưa chuộng là một điều dễ hiểu.

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm trên thì Vải PE cũng có một số khuyết điểm sau:

  • Vải PE có độ dày cao nên thường nặng và khó khăn trong việc giặt giũ, phơi lâu khô.
  • Vải PE không thấm nước nên khi sử dụng để may mặc thì thường gây cảm giác nóng bức, nhất là đối với những người hoạt động ngoài trời.

Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã tìm ra biện pháp khắc phục những hậu quả này đó là dùng sợi vải bông hay còn gọi là vải cotton để pha lẫn với Vải PE. Như vậy sẽ vừa khắc phục được những hạn chế của Vải PE lại thể hiện được những ưu thế của vải cotton.

Vải thun pe bảo quản thế nào?

Vải thun pe 1

Thật ra vải thun PE có độ bền rất cao, ít bị tác động bởi điều kiện thông thường khác với vải thun cotton, vải nỉ, vải da cá,…. Dưới đây là một số lưu ý nhỏ khi sử dụng sản phẩm làm từ những loại vải này:

Tuy vải có độ bền cao ở nhiệt độ thông thường, nhưng khi giặt quần áo may bằng vải thun PE và poly ở nhiệt độ cao trên 30 độ C thì vải rất dễ bị mất khả năng co giãn, ảnh hưởng đến dáng quần áo.

Vải thun PE và poly rất ít nhăn, hoàn toàn không cần ủi sau khi phơi khô, tuy nhiên, khi ủi ở nhiệt độ trên 180 độ C thì vải sẽ bị mất khả năng đàn hồi, làm cho vải cứng, dễ bị hỏng. Tốt nhất là vải thun PE không cần ủi nhiều, có ủi thì chọn nhiệt độ dưới 180 độ C.

Ngoài ra, không nên giặt chúng bằng chất tẩy rửa mạnh, hạn chế phơi ngoài nắng gắt, giặt ngay sau khi sử dụng để tránh lưu lại mồ hôi.

5/5 - (3 bình chọn)

Vải thun pe 4 chiều - Áo thun pe 2 chiều là gì?